Tổng quan về ghi đa phiên

Tổng quan về ghi đa phiên

Trước khi có đặc điểm kỹ thuật Orange Book, các CD phải được ghi như một phiên đơn. Một phiên (session) được xác định bởi một hay nhiều rãnh ghi dữ liệu (hay âm thanh) đầu vào và một đầu ra.

Đầu vào lấy 4,500 sector trên đĩa (l phút nếu được đo thời gian hay khoảng 9.2MB giá trị dữ liệu). Đầu vào cùng chỉ ra liệu đĩa là đa phiên và địa chỉ được ghi kế tiếp trên đĩa là gì (nếu đĩa không đóng). Đầu ra đầu tiên trên đĩa (hay chỉ một đầu ra nếu nó là một phiên đơn hay sự ghi Disk At Once) dài 6,750 sector (1.5 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 13.8MB giá trị dữ liệu). Nếu đĩa là đĩa đa phiên, bất kỳ đầu ra theo sau dài 2,250 sector (0.5 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 4.6MB giá trị dữ liệu).

Một CD đa phiên có nhiều phiên, với mỗi phiên riêng biệt hoàn tất từ đầu vào đến đầu ra. Đầu vào và đầu ra có tính bắt buộc cho mỗi phiên thực hiện không gian trống trên đĩa. Trong thực tế 48 phiên dùng hết đĩa 74 phút thậm chí không có dữ liệu được ghi trong mỗi phiên! Do vậy, giới hạn thực tế cho số phiên có thể ghi trên đĩa có thể ít hơn.

Các ổ đĩa CD-DA và CD-ROM cũ hơn không thể đọc nhiều hơn một phiên trên đĩa, nên đó là cách phần lớn CD nén được ghi. Orange Book cho phép đa phiên trên một đĩa. Để cho phép điều này, Orange Book xác định ba phương pháp chính hay chế độ ghi:

■ Disk-at-Once (DAO)

■ Track-at-Once (TAO)

■ Packet Writing

Disc-at-Once

Disc-at-Once: phương pháp ghi các CD phiên đơn trong đó đầu vào, các rãnh ghi dữ liệu, đầu ra được ghi trong hoạt động đơn không cần tắt tia laser ghi; kế tiếp đĩa được đóng. Một đĩa được xem như đóng khi đầu vào cuối cùng (hoặc chỉ có một đầu vào) được ghi đầy đủ và địa chỉ có thể dùng được kế tiếp trên đĩa không được ghi trong đầu vào đó. Trong trường hợp này, đầu ghi CD không khả năng ghi bất kỳ dữ liệu thêm nào nữa trên đĩa. Nhận xét rằng không cần thiết đóng đĩa để đọc nó trong ổ đĩa CD-ROM bình thường mặc dù bạn có đưa đĩa đến một công ty sao chép đĩa, phần lớn họ yêu cầu đóng đĩa.

Track-at-Once

Các đĩa đa phiên có thể được ghi trong chế độ Track-at-Once (TAO) hay Packet Writing. Trong ghi Track-at-Once, mỗi rãnh được ghi riêng biệt (tia laser bật và tắt) trong một phiên. Cho tới khi phiên bị đóng. Đóng một phiên là hoạt động của ghi đầu ra cho phiên đó, nghĩa là không nhiều rãnh ghi được thêm vào phiên đó. Nếu đĩa bị đóng cùng lúc, không nhiều phiên hơn được thêm vào.

Các rãnh ghi được ghi trong chế độ TAO được phân chia bởi những khoảng thời gian hai giây. Mỗi rãnh được ghi có 150 sector của phần trên đầu (overhead) cho đầu vào (run-in), đầu ra (run-out), khoảng trống trước (pre-gap) và kết nối (linking). Một ổ đĩa CD-R/RW có thể đọc các rãnh ghi thậm chí nếu phiên đó không bị đóng, nhưng để đọc chúng trong ổ đĩa CD-DA hay CD-ROM, phiên phải được đóng. Nếu dự định ghi nhiều phiên vào đĩa, bạn đóng phiên và không đóng đĩa. Tại điểm này. bạn bắt đầu phiên ghi khác và thêm nhiều rãnh ghi vào đĩa. Điều chính để ghi nhớ là mỗi phiên phải được đóng (đầu ra được ghi) trước khi phiên khác được ghi hay trước khi một ổ đĩa CD-DA hay CD-ROM bình thường đọc những rãnh ghi trong phiên.

tổng quan về ghi đa phiên

Packet writing

Ghi gói (Packet writing) là phương pháp mà nhờ đó nhiều ghi được phép trong một rãnh ghi, do vậy làm giảm phần trên đầu và không gian lãng phí trên đĩa. Mỗi gói dùng bốn sector cho đầu vào (run-in), hai cho đầu ra (run-out) và một cho kết nối (linking). Các gói có thể độ dài cổ định hay thay đổi, nhưng phần lớn ổ đĩa và phần mềm ghi gói sử dụng một độ dài cố định bởi vi xứ lý những hệ thống tệp tin theo cách này dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

Với packet writing, dùng phiên bản Universal Disk Format (UDF) 1.5 hay hệ thống tệp tin sau này cho phép CD được coi như về thực chất giống như một ổ đĩa mềm lớn. Đó là bạn có thể kéo và thả các tệp tin đối với nó, dùng lệnh sao chép để sao chép các tệp tin lên trên đĩa và tiếp tục. Phần mềm packet-writing và hệ thống tệp tin UDF quản lý mọi thứ. Nếu đĩa đang dùng cho packet writing là một CD-R, mỗi lần một tệp tin bị ghi đè hay bị xóa, tệp tin này. Dường như biến mất nhưng không lấy lại được không gian trên đĩa. Thay vào đó, hệ thống tệp tin chi quên đi tệp tin. Nếu đĩa là một CD-RW, không gian thực được tận dụng và đĩa sẽ không bị đầy cho đến khi bạn có nhiều hơn giới hạn những tệp tin thực sự được lưu trữ trong đó.

Không may, các phiên bản Windows cho đến Windows XP không hỗ trợ packet writing hay hệ thống tệp tin UDF trực tiếp, nên các trình điều khiển phải được tải xuống để đọc các đĩa được ghi gói và một ứng dụng packet-writing phải được dùng để ghi chúng. May mắn thay, dù vậy những phần mềm này được bao gồm với các ổ đĩa CD-RW. Một trong những chương trình packet-writing phổ biến nhất là DirectCD từ Roxio. Thậm chí bạn có thể tải xuống một ứng dụng miễn phí UDF phổ biến từ Roxio cho phép đọc các đĩa UDF 1.5 trên bất kỳ ổ đĩa CD- ROM hay CD-RW.

Windows 7 và Vista hỗ trợ UDF khá đầy đủ hơn các phiên bản Windows trước. Chúng có thề dùng Live File System (LFS—thuật ngữ của Microsoft cho UDF 2.01), các phiên bản UDF cũ hơn (1.02,1.5), phiên bản UDF 2.5 mới cũng như Mastered định dạng đĩa quang. Windows XP hay sau đó đọc được đĩa UDF 2.01, đĩa này hỗ trợ sao chép tệp tin kéo và thả trên Windows 7 hay Vista. Phiên bản UDF 1.02 được thiết kế để sử dụng với DVD-RAM, được hỗ trợ bởi Windows 98 và nhiều máy tính khác. Phiên bản UDF 1.5 vận hành với Windows 2000/XP và Windows Server 2003 cùng như các hệ thống Linux dùng nhân phiên bản 2.6 hay lớn hơn. Phiên bản UDF 2.5 được hỗ trợ bởi Windows 7 và Vista. Đối với Linux Kernel 2.6.20 và mới hơn hỗ trợ phiên bản UDF 2.5, cài đặt chương trình vá tạm UDF-2.50 từ http://sourceforge.net.

Ghi chú:

Bằng cách mặc định, Windows 7 và Vista dùng Live File System (UDF 2.01) để định dạng các đĩa quang. Để chọn giữa Live File System và Mastered (sao chép các tệp tin một lần; không hỗ trợ sao chép tệp tin kéo và thả), chọn Show Formatting Options trong hộp thoại Burn a Disc. Để chọn một phiên bản UDF khác, chọn Show Formatting Options, kế tiếp Change Version trong hộp thoại Burn a Disc.

Share This
COMMENTS
Comments are closed