Tìm hiểu các loại Socket thông dụng
Socket 423 là socket loại ZIF được giới thiệu vào tháng 10 năm 2000 cho Pentium 4 đầu tiên. Socket 478 là socket loại ZIF cho Pentium 4 và Celeron 4 được giới thiệu tháng 10 năm 2001. Còn Socket LGA775 được dùng với bộ xử lý Core 2 Duo/Quad – là phiên bản cuối của bộ xử lý Pentium 4 Prescott.
Socket 423
Socket 423 hỗ trợ bus xử lý 400MHz, nối kết bộ xử lý và trung tâm điều khiển bộ nhớ (MHC: Memory controller Hub), là phần chính của chipset bo mạch chủ và tương tự như cầu phía bắc (North Bridge) trong những chipset đời đầu. Pentium 4 lên tới 2GHz thích hợp với socket 423 & tất cả các phiên bản mới hơn yêu cầu socket 478.
Socket 423 sử dụng phương pháp chỉ có một thiết bị giải nhiệt có khung gắn vào gầm hay một thanh đặc biệt đặt phía dưới bo. Khung được thiết kế để hỗ trợ sức nặng của thiết bị giải nhiệt lớn hơn của Pentium 4. Do vậy nhiều bo socket 423 có gầm đặc biệt mang khung này. Song khung này bị hạn chế đối với socket 478 cho bộ xử lý Pentium 4.
Bộ xử lý dùng 5 chân điện áp ID (V1D: Voltage ID) đế chuyển tín hiệu VRM vào bo để cung cấp điện áp chuẩn cho CPU máy tính. Điều này làm sự lựa chọn điện áp hoàn toàn tự động và nhạy bén. Phần lớn bộ xử lý Pentium 4 cho socket 423 đòi hỏi 1.7V. Một dấu nhỏ tam giác góc pin-1 cho việc lắp đặt đúng con chip.
Socket 478
Nó được đặc biệt thiết kế để hỗ trợ chân thêm cho bộ xử lý Pentium 4 tương lai với tốc độ vượt 2GHz. Khung thiết bị giải nhiệt khác với khung của socket 423, cho phép những thiết bị giải nhiệt lớn hơn được gắn vào CPU.
Socket 478 hỗ trợ bus bộ xử lý 400MHz, 533MHz haỵ 800MHz kết nối bộ xử lý đến bộ điều khiển bộ nhớ (MCH: memory controller hub), là thành phần chính của chipset bo mạch chủ.
Socket 478 dùng phương pháp kẹp thiết bị giải nhiệt trực tiếp lên bo mạch chủ, không có socket CPU hay khung gầm như với socket 423. Vì vậy bất kỳ khung gầm nào tiêu chuẩn cũng có thể thích hợp trừ khung đặc biệt sử dụng cho bo socket 423. Phần gắn thiêt bị giải nhiệt này cho phép tải kẹp lớn hơn giữa thiết bị giải nhiệt và bộ xử lý, giúp làm mát hệ thống vận hành bên trong máy tính cá nhân.
Những bộ xử lý socket 478 dùng 5 chân V1D để truyền tín hiệu VRM vào bo để cung cấp điện áp chuẩn cho CPU. Điêu này làm bộ điện áp hoàn toàn tự động và nhạy bén. Phân lớn bộ xử lý Pentium 4 cho socket 423 đòi hỏi 1.7V một tam giác chỉ góc pin-1 cho việc lắp đặt đúng con chip.
Socket LGA775
Là socket duy nhất sử dụng mạng lưới ngang, nên chân ở trên socket không ở trên bộ xử lý.
LGA dùng các miếng đệm bằng vàng (gọi là lands) ở mặt dưới bộ xử lý để thay thế chân được sử dụng trong sản phẩm PGA. Cho phép các lực kẹp lớn hơn nhiều nhờ một thanh tải với một đòn bẩy khóa được, do đó ổn định hơn và cải thiện truyền nhiệt (mát hơn). Các bộ xử lý LGA đầu tiên là Pentium II và Celeron năm 1997 ở các bộ xử lý này chip LGA được hàn trên hộp Slot 1.
LGA thực sự chỉ là phiên bản tái chế lại của sản phẩm LCC (Leadless Chip Carrier). Nó sử dụng theo cách trên bộ xử lý 286 năm 1984 có các nền bảng vàng quanh cạnh. Mặt khác PGA đơn thuần là phiên bản sửa đổi của BGA (Ball grid array), với nền vàng thay thế những u hợp kim hàn làm nó phù hợp với ứng dụng socket (hơn là được hàn).
Socket F (1207FX)
Socket F (cũng được gọi là 1207FX) được giới thiệu đầu tiên bởi AMD vào tháng 8 năm 2006 cho dòng Opteron của bộ xử lý máy chủ. Socket F là socket LGA đầu tiên của AMD (tương tự như socket LGA775 của Intel), có 1207 chân (35 pad X 35 pad trên 1.1mm pitch) ở socket thay vì trên bộ xử lý. Socket F thông thường xuất hiện trên bo mạch chủ dạng cặp đôi do nó được thiết kế để chạy hai bộ xử lý vật lý trên một bo mạch chủ. Socket F được AMD sử dụng cho những bộ xử lý Quad FX, là những bộ xử lý hai nhân được bán theo từng cặp phù hợp, hoạt động như hệ thống hai nhân hai socket. Những phiên bản tương lai có thể hỗ trợ những bộ xử lý Quad-core, cho tổng cộng 8 nhân trong hệ thống. Do chi phí cao khi chạy hai bộ xử lý vật lý, chỉ một số lượng rất hạn chế của những bo mạch chủ thường (không phải bo mạch của máy chủ) được dùng với socket F.
Socket AM2/AM2+/AM3
Trong tháng 5 năm 2006, AMD giới thiệu bộ xử lý dùng socket mới gọi là socket AM2. AM2 là sự thay thế đầu tiên cho dạng socket 754, 939 và 940 của những bộ xử lý Athlon 64, Athlon 64 FX, Athlon 64 X2.
Mặc dù socket AM2 chứa 940 chân, cùng số chân của socket 940, nó được thiết kế để hỗ trợ bộ điều khiển bộ nhớ DDR2 kênh đôi tích hợp được thấy ở dòng sản phẩm Athlon 64, Opteron năm 2006. Những bộ xử lý được thiết kế cho socket 754, 939 và 940 bao gồm những bộ điều khiển bộ nhớ DDR và không có chân tương thích với socket AM2. Các socket ISB 939, 940 và AM2/AM2+ hỗ trợ HyperTransport v2,0, hạn chế đối với phần lớn bộ xử lý ở mức 1GHz.
Socket AM2+ là một nâng cấp đối với socket AM2 phát hành vào tháng 10 năm 2007. Sockets AM2 và AM2+ về mặt vật lý như nhau, Socket AM2+ thêm hỗ trợ cho các mặt bằng nguồn phân chia và HyperTransport 3.0, cho phép các tốc độ front-side bus lên tới 2.6GHz. Các chip socket AM2+ tương thích ngược với các bo mạch chủ socket AM2, nhưng làm giảm tốc độ front-side bus Hyper!fansport 2.0. Các bộ xử lý socket AM2 về mặt kỹ thuật có thể làm việc trên bo mạch chủ socket AM2+, điều này cũng yêu cầu hỗ trợ BIOS tuy không áp dụng cho tất cả các bo mạch chủ.
Socket AM3 được giới thiệu vào tháng 2 năm 2009, chủ yếu hỗ trợ các bộ xử lý với bộ điều khiển bộ nhớ DDR3 tích hợp như là Phenom II. Ngoài ra thêm vào hỗ trợ cho bộ nhớ DDR3, socket AM3 có 941 chân trong một cấu hình chân chốt được sửa đổi mà về mặt vật lý ngăn ngừa các bộ xử lý socket AM2 hoặc AM2+ cắm vào.
Tóm tắt tính tương thích giữa các bộ xử lý và bo mạch chủ AM2, AM2+ và AM3:
Bạn không thể lắp đặt các bộ xử lý socket AM2 hay AM2+ trong bo mạch chủ socket AM3.
Bạn có thể lắp đặt bộ xử lý socket AM2 trong bo mạch chủ socket AM2+.
Bạn có thể lắp đặt các bộ xử lý socket AM3 hay AM2+ trong bo mạch chủ socket AM2, tuy nhiên BIOS phải hỗ trợ bộ xử lý, FSB sẽ chạy ở các tốc độ HT 2.0 thấp hơn và chỉ bộ nhớ DDR2 được hỗ trợ.
Bạn có thể lắp đặt bộ xử lý Socket AM3 trong bo mạch chủ socket AM2+, tuy nhiên BIOS phải hỗ trợ bộ xử lý và chỉ bộ nhớ DDR2 được hỗ trợ.
Xét về mặt vật lý bạn lắp đặt được các bộ xử lý mới hơn vào các bo mạch chủ với socket cũ hơn, chúng có thể chạy với tốc độ bus và bộ nhớ chậm hơn, điều này cùng yêu cầu sự hỗ trợ của BIOS trong các bo mạch chủ cụ thể. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại linh kiện laptop khác, hãy truy cập tại đây.