Nguyên nhân và cách xử lý đau tai khi đeo tai nghe

Nguyên nhân và cách xử lý đau tai khi đeo tai nghe

Tại thời điểm công nghệ xuất hiện dường như ở khắp mọi nơi trong cuộc sống con người, ta vận dụng và tin rằng chúng sẽ giúp các hoạt động trong ngày diễn ra tiện lợi và suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, song song vẫn có những rủi ro ta cần phải lưu tâm bởi việc quá lợi dụng chúng gây ra các tác dụng phụ. Cụ thể, hiện nay rất nhiều bạn gặp phải tình trạng đau tai khi đeo tai nghe, nên nhớ âm nhạc là một hoạt động thú vị, chứ không nên là một yếu tố gây cản trở đến đời sống hoặc sức khỏe của chúng ta. 

Nguyên nhân đeo tai nghe bị đau tai là do đâu?

Tai nghe thiết kế quá chật so với kích thước tai 

Vấn đề này thường gặp ở các bạn đang sử dụng tai nghe bịt tai (In-ear) hoặc tai nghe trùm tai (On-ear hoặc Over-ear). Lực kẹp trên vành tai nghe cho phép tai nghe giữ chặt ôm sát vào đầu của bạn, ngăn tình trạng rơi hoặc lỏng lẻo khi cần hoạt động di chuyển mạnh. Việc này liên quan đến việc cố định tai nghe một chỗ, nhưng nếu sức kẹp quá mạnh sẽ gây áp lực đến lên tai, đồng thời dẫn đến một cảm giác cực kỳ khó chịu do căng thẳng quá mức mà nó gây ra trên đầu của người sử dụng. Áp lực này, gây ra do vẫn tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, triệu chứng mà ta thường gặp chính là các cơn đau đầu không đáng có mỗi khi tận hưởng, thư giãn trong miền âm nhạc. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, việc đeo tai nghe quá chặt hoặc quá chật là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nửa đầu ở một số người. 

Đeo tai nghe không phù hợp dẫn đến các triệu chứng không tốt cho sức khỏe

Đeo tai nghe không phù hợp dẫn đến các triệu chứng không tốt cho sức khỏe

Chất liệu tai nghe kém chất lượng

Nhiều người lựa chọn xài những chiếc tai nghe giá cá bình dân trên thị trường vì cho rằng chúng đã làm tốt vai trò phát nhạc của mình. Nhưng hãy nhớ rằng vì sao chúng lại có giá như thế! Bởi vì vật liệu bên trong và bên ngoài tai nghe đều được làm bằng các chất liệu chất lượng thấp. Tai nghe chất lượng sẽ phát ra chất lượng âm thanh tốt, rõ ràng và tinh khiết vì chúng đã được các thương hiệu trang bị các công nghệ tiên tiến nhất để cải thiện âm thanh phát ra thật và trong trẻo nhất có thể. Ngược lại, một cặp tai nghe không đắt tiền sẽ chẳng bao giờ đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Đôi khi, nhiều người sử dụng còn phải hứng chịu những âm thanh khủng khiếp bởi chúng không thể cung cấp tần số chính xác bởi vì các trang thiết bị kém chất lượng không phù hợp với tiêu chí sử dụng lâu dài hoặc trong những tình huống khác nhau như đeo tai nghe khi chạy bộ, tập thể thao hoặc sử dụng cả khi thời tiết xấu.

Tai nghe chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghe nhạc và vận động

Tai nghe chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghe nhạc và vận động

Sử dụng trong thời gian quá lâu

Việc quá lợi dụng âm nhạc hoặc âm thanh bằng cách sử dụng tai nghe trong các hoạt động hằng ngày trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề, triệu chứng có thể gặp ở tai như:

  • Đau tai: Đau tai là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng tai nghe trong nhiều giờ hàng ngày. Tiếng ồn dư thừa không đáng có sẽ truyền qua thiết bị đến tai bạn bởi âm thanh sẽ được truyền trực tiếp qua ống tai và không may tác động trực tiếp đến màng nhĩ. Chính vì thế, cách xử lý đơn giản mà bạn cần biết để hạn chế tình trạng này là giảm tối thiểu mức âm lượng cao bằng mọi giá. Áp lực dư thừa sẽ đè nặng lên tai ngoài và ảnh hưởng đến màng nhĩ của bạn dẫn đến hiện tượng đau tai sau một thời gian sử dụng.

  • Mất hoặc giảm thính lực: Về cơ bản, tai trong là bộ phận cực kỳ nhạy cảm với âm thanh mà nó nhận được, đặc biệt từ các dòng tai nghe tác động trực tiếp lên màng nhĩ. Hiểu theo khoa học, có rất nhiều tế bào trong tai và một số tế bào có cấu trúc giống như lông nhỏ được gọi là tế bào lông mang chức năng như một thiết bị truyền âm thanh truyền từ tai đến não, âm thanh quá lớn có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào này, làm rối loạn toàn bộ quá trình truyền âm thanh.

  • Nhiễm trùng tai: Tai nghe tiếp xúc trực tiếp vào ống tai có thể trở thành rào cản cho luồng không khí đi qua tai. Sự tắc nghẽn này có thể trở thành nguyên nhân phổ biến của các loại bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai khác nhau. Lỗ tai không được vệ sinh thông thoáng còn dẫn đến sự phát triển của các mầm mống vi khuẩn. Một trong những lưu ý khác cho bạn là tránh dùng chung tai nghe với bất kỳ ai vì vi khuẩn có hại sẽ truyền từ tai người này sang người khác nếu đã dùng chung tai nghe.

>>> Xem thêm: Các mẹo xử lý hiện tượng sử dụng tai nghe bị đau tai

Nâng tầm trải nghiệm nghe nhạc với Tai nghe truyền âm thanh qua xương

Thương hiệu Shokz đã và đang đi đầu trong lĩnh vực phát triển và áp dụng công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương với sự độc đáo từ đầu dò dẫn truyền được đặt ngoài tai với cơ chế truyền âm thanh từ xương thái dương qua ống tai đến màng nhĩ. Bằng việc hạn chế âm thanh tác động trực tiếp như các loại tai nghe nhét tai, tai nghe Shokz được trang bị thiết kế mở (Open-ear) độc quyền với trọng lượng nhẹ tênh từ 26-29g, chất liệu Titanium an toàn giúp hạn chế các rủi ro liên quan đến việc đau tai khi đeo tai nghe ở mức tối đa. Đồng thời, các dòng tai nghe còn được Shokz thiết kế riêng cho các nhóm đối tượng với công nghệ tiên tiến về chất lượng âm thanh lẫn các tiêu chí đa năng, phù hợp sử dụng cho nhiều mục đích và tiện lợi mang theo mọi lúc mọi nơi.

Tai nghe Shokz OpenMove đa năng phù hợp với mọi đối tượng

Tai nghe Shokz OpenMove đa năng phù hợp với mọi đối tượng

Tai nghe Shokz OpenRun được trang bị chức năng sạc nhanh vỏn vẹn chỉ trong 10 phút cho thời lượng pin lên đến 8 giờ

Tai nghe Shokz OpenRun được trang bị chức năng sạc nhanh 10 phút

Tai nghe Shokz OpenRun Pro được các vận động viên thể thao chuyên nghiệp tin dùng

Tai nghe Shokz OpenRun Pro được các vận động viên thể thao chuyên nghiệp tin dùng

Hy vọng bài viết trên đem lại những thông tin hữu ích cho bạn biết rõ hơn về các nguyên nhân và cách xử lý đau tai khi đeo tai nghe cũng như gợi ý đến bạn mẫu tai nghe có thể tối ưu hoá các nhược điểm tai nghe thông thường để bạn có nhiều lựa chọn tham khảo chọn cho mình một cặp tai nghe chất lượng trong tương lai.

Share This
COMMENTS
Comments are closed