Mách bạn cách đeo tai nghe khi chạy bộ hợp lý

Đeo tai nghe khi chạy bộ để tích hợp giữa hai hoạt động giải trí và thể thao là xu hướng được nhiều người theo đuổi hiện nay, nhưng các bạn có biết các lợi ích cũng như khuyết điểm từ việc vừa nghe nhạc khi chạy bộ. Hãy để bài viết này giải đáp giúp bạn các thắc mắc và đưa ra các cách đeo tai nghe khi chạy bộ chuẩn nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của việc vừa chạy bộ vừa nghe nhạc

1. Ưu điểm

Tạo năng lượng: Là ưu điểm đầu tiên cho việc kết hợp giữa chạy bộ và nghe nhạc. Âm nhạc là phương diện vô hình có thể điều khiển cảm xúc của mỗi chúng ta, không nên nghe các bài nhạc có giai điệu trầm buồn vì chúng sẽ mang lại các cảm xúc tiêu cực, làm ảnh hưởng đến hiệu suất của việc chạy bộ. Thay vào đó bạn sẽ cảm thấy hứng khở hơni khi bắt gặp giai điệu của một bạn hát vui tươi sôi động. Vì thế nghe nhạc khi chạy bộ cũng là hình thức giúp bạn có thêm năng lượng để chinh phục đường chạy của mình.

Cân bằng và giữ vững nhịp độ tập luyện: Chỉ cần lựa chọn bài nhạc có tiết tấu hoặc nhịp điệu phù hợp với nhịp chạy của chính mình, bạn có thể nắm rõ và giữ vững được nhịp chạy trên suốt chặng đường.

Nghe nhạc khi chạy bộ làm quá trình chạy của bạn trở nên dễ dàng hơn

2. Nhược điểm

Nguy hiểm: Vừa chạy bộ vừa nghe nhạc bên cạnh các ưu điểm cũng xuất hiện một số nhược điểm nhất định. Khi quá tập trung vào bài nhạc sẽ khiến bạn mất tập trung cho đường chạy và có thể gặp các nguy hiểm từ môi trường xung quanh.

Bị phụ thuộc vào âm nhạc: Chạy bộ là hoạt động thể thao nhằm tăng cường và duy trì thể lực, nó được phát triển một cách độc lập. Nếu bạn kết hợp nó cùng với âm nhạc thì không sai nhưng về lâu dài nó có thể khiến bạn phụ thuộc vào âm nhạc và sẽ giảm cảm giác muốn chạy khi không có âm nhạc.

Cách đeo tai khi chuẩn khi chạy bộ

Có nhiều thiết bị nghe nhạc được sử dụng khi chạy bộ như tai nghe có dây hoặc không dây. Bài viết này khuyến khích mọi người sử dụng tai nghe bluetooth khi chạy bộ vì nó có kích thước nhỏ, gọn, dễ kết nối, có khả năng chống nước và chịu ảnh hưởng được của các tác nhân khác từ môi trường. dưới đây là cách đeo tai nghe chuẩn khi chạy bộ của một số loại tai nghe thông dụng.

1. Tai nghe dạng chụp (Over-ear)

Tai nghe dạng Over-ear có thiết kế với phần đệm tai hình tròn bọc kín hết vành tai người người nghe và phần quai quàng lên đỉnh đầu để giữ tai nghe. Khi sử dụng người chỉ việc áp bên pad vào tai, giữ phần quai đeo dựng thẳng lên ngang đỉnh đầu hoặc hơi nghiêng xuống phần gáy để giảm tình trạng rơi trong quá trình vận động.

Để nghe được âm thanh bạn chỉ cần kết nối thiết bị với điện thoại rồi điều chỉnh âm thanh như mong muốn.

Nhược điểm của tai nghe này là trong thời gian sử dụng ngắn (lớn hơn 1 giờ) bạn cần ngưng sử dụng và cởi bỏ tai nghe để làm giảm độ ẩm do mồ hôi để không làm giảm tuổi thọ của tai nghe, nên đây có thể không phải là sản phẩm phù hợp cho việc đeo khi chạy bộ.

Tai nghe dạng chụp có khả năng cách âm ổn định

2. Tai nghe dạng nhét trong tai (In-ear)

Tai nghe dạng nhét tai (in-ear) có thiết kế nhỏ, gọn và trọng lượng phù hợp cho việc sử dụng để chạy bộ. Khi sử dụng phần mút tai nghe được ốp sát vào tai theo chiều dọc sao cho phần mút vừa vặn nằm trong khoang tai. Âm thanh được phát ra khi bạn kết nối sản phẩm với thiết bị di động hoặc điện tử bất kì có khả năng phát ra âm nhạc.

Loại này có ưu điểm là kích thước và trọng lượng phù hợp với nhu cầu, có khả năng cách âm tốt. Nhưng nhược điểm của loại này là nếu không cẩn thận chọn tai nghe có kích thước phù hợp với tai sẽ dễ bị đau nếu phần mút có kích thước quá lớn, hoặc rơi ra trong quá trình người chạy vận động.

Thiết nhỏ gọn là điểm cộng đối với các loại tai nghe in-ear

3. Tai nghe dạng mở (Open-ear) – Shokz

Tai nghe dạng mở (Open-ear) của Shokz được tạo ra chuyên biệt dành cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng tai nghe để nghe nhạc khi chơi thể thao đặc biệt là chạy bộ.

Vì là sản phẩm được thiết kế riêng cho dân ghiền thể thao nên tạo hình của loại sản phẩm này cũng nhỏ gọn và có trọng lượng thấp 29g, phần quai đeo Titanium giúp giữ cố định tai nghe suốt quá trình diễn ra hoạt động.

Để sử dụng tai nghe người nghe cần gắn phần quai đeo vào vành tai, vì là tai nghe dạng mở được thiết kế với công nghệ truyền âm qua xương vì vậy bạn không cần nhét phần ống nghe vào khoang tai mà chỉ cần hướng và để nó quanh vị trí thái dương để cảm nhận được âm thanh.

Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này nằm ở chỗ bạn sẽ giảm được các bệnh về tai nhờ sóng âm được truyền qua xương, tạo sự thông thoáng thoải mái cho tai, có thể vệ sinh thiết bị một cách dễ dàng.

Shokz – tai nghe truyền âm thanh qua xương dành riêng cho người chơi thể thao

Tổng kết

Thông tin từ bài viết trên cũng đã mang đến cho mọi người những thông tin cần thiết về tác dụng tốt xấu từ việc đeo tai nghe và nghe nhạc khi chạy bộ. Mong rằng các bạn có thể lựa chọn loại tai nghe cũng như cách đeo phù hợp với nhu cầu hoạt động thể thao của  mình.

Recent Posts

Tai nghe truyền âm thanh qua xương – Đột phá mới cho thưởng thức âm nhạc trọn vẹn

Trong những năm trở lại đây, mọi người được cơ hội tiếp cận cũng như trải nghiệm với 1 cách…

2 years ago

Trải nghiệm mới lạ tai nghe không nhét tai đến từ Shokz

Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ qua dòng tai nghe…

2 years ago

Tham khảo mẫu tai nghe truyền âm thanh qua xương tốt nhất

Dù là công nghệ còn tương đối mới nhưng tai nghe dẫn truyền âm qua xương đã gây được ấn…

2 years ago

Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không và hoạt động như thế nào?

Không phải tự nhiên mà tai nghe truyền âm thanh qua xương lại được sử dụng phổ biến với các…

2 years ago

Gợi ý cách đeo tai nghe khi chạy bộ thoải mái mà bạn nên biết

Thói quen nghe nhạc khi chạy bộ sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi, căng thẳng và tập luyện hiệu…

2 years ago

Khi nào nên sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương?

Công nghệ tai nghe truyền âm qua xương ngày càng được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực…

2 years ago