Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương như thế nào?

Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương như thế nào?

Trên thị trường tai nghe giờ đây, người sử dụng sẽ rất dễ dàng tìm kiếm các loại như in-ear, over-ear, earbuds, on-ear, … chúng đều là những loại áp dụng cơ chế phát âm thanh truyền tới màng nhĩ để từ đây bộ não của con người có thể tiếp nhận được tín hiệu âm thanh để mọi người có khả năng nghe được. Vậy liệu bạn đã biết tới 1 cơ chế mới của hoạt động của tai nghe mới bằng cách truyền rung động qua xương không? Nếu chưa thì hãy cùng mình tìm hiểu công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương trong bài viết này nhé.

Hiểu về công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương đã có mặt và góp phần không nhỏ vào đời sống của con người. Liệu bạn đã biết được chính xác cấu tạo cụ thể của dòng tai nghe truyền dẫn xương ra sao chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương

Hầu hết ở mọi tai nghe thông thường sẽ là truyền âm thanh qua không khí tới màng nhĩ của chúng ta. Tai nghe truyền dẫn qua xương sẽ phụ thuộc vào âm thanh được truyền qua những rung động xương đầu và xương quai hàm.

Âm thanh từ tai nghe sẽ bỏ qua phần màng nhĩ mà truyền thẳng tới sâu bên trong tai. Phương pháp điều trị thính giác bằng việc cấy thiết bị trợ thính móc vào xương (BAHA – Bone anchored hearing aids) cũng có hoạt động giống vậy khi dùng phương thức truyền âm thanh giống như trên làm liệu pháp cho những bệnh nhân gặp khó khăn về khả năng nghe.

Nghệ sĩ Beethoven cùng công nghệ tai nghe truyền âm qua xương

Qua những gì nói trên cũng dùng để giải thích được vì sao mọi người có thể nghe thấy âm thanh của chính mình. Nghệ sĩ Beethoven – người được biết đến bị điếc bẩm sinh, được cho là đã tìm ra được liệu pháp nghe này. Bằng việc cắn vào 1 cây baton nối với cây đàn của mình trong quá trình chơi nhạc. Chính chiếc baton này đã cho phép những các rung động âm thanh gây ra từ chiếc piano được truyền vào phía trong tai của ông nên ông có thể nghe được nốt mà mình đang đánh.

Tai nghe truyền dẫn qua xương của Shokz cũng có nguyên tắc hoạt động tương tự như cách mà Beethoven đã làm. Chúng sử dụng sự rung động để truyền âm thanh trực tiếp vào bên trong tai thay vì phải đi qua màng nhĩ. Vị trí những chiếc xương này nằm ở gò má trên và quai hàm.

 Nghệ sĩ Beethoven – người được biết đến bị điếc bẩm sinh

Nghệ sĩ Beethoven – người được biết đến bị điếc bẩm sinh

Ống tai sẽ không thể nhận ra âm thanh phát ra từ xương như màng nhĩ, bộ não của người dùng sẽ xử lý việc đó giống như cách mà màng nhĩ làm, vậy nên mọi người có thể nghe thấy âm thanh rõ ràng. Với tai nghe truyền dẫn xương của Shokz, cùng với đa dạng công nghệ khác được trang bị như ngày nay, đem lại chất lượng âm thanh tương đối ổn khi nghe từ xương trên mặt của bạn.

Tai nghe truyền âm qua xương sử dụng trong thể thao

Tai nghe truyền dẫn xương chỉ thực sự phổ biến cùng với sự phát triển trong lĩnh vực âm nhạc. Nó đã từng được xem như 1 liệu pháp chữa trị thính giác và bây giờ đã được dùng trong ngành công nghiệp âm nhạc trong 1 vài năm gần đây như giải pháp thay thế cho tai nghe truyền thống trong việc thưởng thức âm nhạc.

Tai nghe truyền âm qua xương lần đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 2008. Đây là sản phẩm tai nghe thương mại đầu tiên xuất hiện ở giới vận động viên thể thao trên toàn thế giới. Chúng được cho là mang tới âm thanh có chất lượng tương đương với tai nghe truyền thống những đột biến hơn là cho phép người dùng có thể nghe thêm âm thành xung quanh bên ngoài với cấu tạo củ tai đặt cạnh chứ không nằm trong ống tai.

Sản phẩm tai nghe thương mại đầu tiên xuất hiện ở giới vận động viên thể thao

Sản phẩm tai nghe thương mại đầu tiên xuất hiện ở giới vận động viên thể thao

Dù cho chất lượng âm thanh khi đó không thực sự tốt  nhưng công nghệ này đã nhanh chóng trở nên phổ biến nhất là trong lĩnh vực thể thao, và dễ dàng thấy nhiều vận động viên nổi tiếng trên thế giới sử dụng loại tai nghe này thay cho tai nghe truyền thống bởi họ có thể thưởng thức âm nhạc một cách an toàn hơn.

Kết luận

Bài viết trên là chia sẻ về Công nghệ tai nghe truyền âm thanh qua xương cho mọi người cùng tham khảo. Chúc các bạn tìm được loại tai nghe ưng ý nhất nhé!

Share This
COMMENTS
Comments are closed