Bo mạch chủ NLX và FlexATX – Quá trình phát triển

NLX là dạng bo mạch thấp nhỏ được thiết kế để thay thế dòng LPX không tiêu chuẩn được dùng trong những hệ thống máy tính cấu hình thấp trước đây.

Mặc khác, thiết kế nhỏ hơn của FlexATX cho phép mở ra một sự đa dạng các thiết kế máy tính mới, đặc biệt là rẻ vô cùng, nhỏ hơn, hướng đến người tiêu dùng, các hệ thống kiểu thiết bị vào những năm 1999.

Bo mạch chủ NLX

Đầu tiên được giới thiệu vào tháng 10 năm 1996 bởi Intel, NLX là một dạng thông dụng vào cuối những năm 1990 cho các hệ thống máy để bàn mỏng từ các nhà sản xuất Compaq, HP, Toshiba, Acer và các nhà khác. Từ năm 2000, nhiều hệ thống mỏng dùng đa dạng bo mạch chủ FlexATX.

NLX thì tương tự trong dáng vẻ ban đầu như LPX, nhưng với vô số cải tiến được thiết kế cho phép sự tích hợp đầy đủ các công nghệ mới nhất. NLX về cơ bản là một phiên bản được cải tiến của thiết kế LPX độc quyền, nhưng không giống LPX, NLX thi hoàn toàn được tiêu chuẩn hóa, nghĩa là bạn có thể thay thế bo mạch chủ NLX với cái khác từ nhà sản xuất khác, là điều không thể với LPX.

Một hạn chế khác của các bo mạch chủ LPX là khó khăn trong dùng kích cỡ vật lý lớn hơn của bộ xử lý mới và bộ tản nhiệt, cũng như các kiến trúc bus như là AGP cho video. Dạng NLX được thiết kế cụ thể để định vị những sự cố này. Thực tế, NLX cung cấp đủ chỗ cho hỗ trợ hai bộ xử lý Pentium III Slot 1. Đặc điểm chính của hệ thống NLX là bo mạch chủ cắm vào card đứng, không giống LPX card đứng cắm vào bo mạch chủ. Do đó, bo mạch chủ có thể được tháo ra khỏi hệ thống mà không đụng đến card đứng hay bất kỳ card mở rộng nào cắm vào nó. Thêm nữa, bo mạch chủ trong hệ thống NLX điển hình đúng là không có các cáp bên trong hay các đầu nối được gắn vào nó! Tất cả thiết bị thông thường thay vì cắm vào bo mạch chủ như là các cáp điều khiển, bộ nguồn, đèn Bảng trước, các đầu nối mạch chuyển vv. .. lại cắm vào card đứng. Bằng cách dùng card đứng như một điểm tập trung đầu nối, bạn có thể tháo nắp đậy trên hệ thống NLX và trượt nhẹ bo mạch chủ về phía bên trái hệ thống không cần tháo sợi cáp hay bộ đầu nối bên trong. Điều này cho phép thay bo mạch chủ nhanh không thể tưởng; thực tế, tôi đã thay bo mạch chủ mất ít hơn 30 giây trong hệ thống NLX! Thật là một thiết kế mang lợi nhuận cho thị trường kết hợp nơi phục vụ mau lẹ và dễ dàng là đặc điểm ưu việt.

Những thuận lợi cụ thể của dạng NLX bao gồm hỗ trợ cho tất cả công nghệ bộ xử lý hệ thống máy để bàn của thời đại cũng như sự linh hoạt trong việc chấp nhận công nghệ bộ xử lý mới, hỗ trợ những công nghệ mới hơn LPX, sự dễ dàng và tốc độ của dịch vụ sửa chữa.

Như với phần lớn hệ số dạng, bạn có thể xác định NLX qua tấm chắn I/O duy nhất hay vùng đầu nối tại phía sau bo mạch chủ (xem hình 4.9). Bạn chỉ cần xem qua phía sau bất kỳ hệ thống có sẵn nào để biết loại bo mạch chủ nào trong đó. Điều này cho phép hàng các đầu nối xếp dọc theo đáy và có chỗ cho các đầu nối được xếp chồng đôi một mặt.

Mặc dù NLX là một dạng tiêu chuẩn cũng như họ ATX phần lớn các sản phẩm NLX được bán như thành phần của hệ thống hoàn tất được nhắm vào thị trường kết hạp. Rất ít các bo mạch chủ thị trường linh kiện được phát triển trong dạng như các tính năng thùng máy được yêu cầu.

WTX đầu tiên được phát hành vào tháng 9 năm 1998 (1.0) và được nâng cấp vào tháng 2 năm 1999 (1.1). Từ đó, WTX chính thức ngừng sản xuất sẽ không có những nâng cấp xa hơn.

Bo mạch chủ WTX có bê rộng tối đa 14″ (356mm) và chiều dài tối đa 16.75″ (425mm), rộng hơn ATX đáng kể. Không có những kích thước tối thiểu nên những nhà thiết kế bo mạch chủ tự do thiết kế những bo mạch chủ nhỏ hơn miễn là đáp ứng tiêu chuẩn không ngừng gia tăng.

FlexATX

Vào tháng 3 năm 1999, hãng Intel phát hành phần thêm FlexATX vào đặc điểm kỹ thuật micro ATX. Phần này thêm vào một biến đổi mới và thậm chí nhỏ hơn của dạng bo mạch chủ chuẩn ATX đối với yếu tố bố trí của bo mạch chủ. Một vài các thiết kế này có thể không có các Slot mở rộng, cho phép phần mở rộng thông qua các cổng USB hoặc IEEE 1394/FireWire.

FlextAXT xác định kích cỡ bo mạch chủ 9”x7.5”(229mm x 191mm) nhỏ nhất trong họ bo mạch chủ ATX. Cách khác, FlexATX giống như ATX và microATX, làm cho FlexATX tương thích với ATX hoặc microATX bằng cách sử dụng các lỗ bộ khung giống nhau và cùng cấu hình kỹ thuật bộ kết nối I/O và nguồn.

Phần lớn hệ thống FlexATX sử dụng bộ nguồn loại SFX/TFX (dạng nhỏ hoặc mãnh) (được giới thiệu trong đặc điểm kỹ thuật microATX), mặc dù vậy nêu thùng máy chấp nhận nó, một bộ nguồn ATX chuẩn vẫn được sử dụng.

Với sự có mặt của FlexATX cho họ bo mạch chủ ATX bốn loại kích cỡ (trong đó ba loại thuộc về tiêu chuẩn chính thức), như đã trình bày ở trên.

Chú ý những kích cỡ này là kích cỡ tối đa cho phép. Làm một bo mạch chủ nhỏ hơn bất kỳ kích cỡ cho sẵn đều có thể thực hiện được miễn là nó phù hợp với yêu cầu xếp đặt lỗ khoan và bộ đầu nối được nêu chi tiết trong cấu hình kỹ thuật tương ứng. Mỗi bo mạch chủ đều có cùng lỗ xiết ốc cơ bản và những yêu cầu sắp đặt bộ đầu nối, vì vậy nếu có một thùng máy phù hợp với kích thước của bo mạch chủ ATX đầy đủ. bạn có thể lắp đặt một bo mạch chủ microATX hoặc FlexATX trong thùng máy đó. Hiển nhiên nếu có một thùng máy nhỏ hơn được thiết kế cho MicroATX hoặc FlexATX, bạn không thể lắp đặt bo mạch chủ mini ATX lớn hơn hoặc bo mạch chủ kích cỡ ATX đầy đủ vào đó.

Recent Posts

Tai nghe truyền âm thanh qua xương – Đột phá mới cho thưởng thức âm nhạc trọn vẹn

Trong những năm trở lại đây, mọi người được cơ hội tiếp cận cũng như trải nghiệm với 1 cách…

2 years ago

Trải nghiệm mới lạ tai nghe không nhét tai đến từ Shokz

Nếu bạn là một người đam mê công nghệ, bạn chắc chắn sẽ không muốn bỏ qua dòng tai nghe…

2 years ago

Tham khảo mẫu tai nghe truyền âm thanh qua xương tốt nhất

Dù là công nghệ còn tương đối mới nhưng tai nghe dẫn truyền âm qua xương đã gây được ấn…

2 years ago

Tai nghe truyền âm thanh qua xương có tốt không và hoạt động như thế nào?

Không phải tự nhiên mà tai nghe truyền âm thanh qua xương lại được sử dụng phổ biến với các…

2 years ago

Gợi ý cách đeo tai nghe khi chạy bộ thoải mái mà bạn nên biết

Thói quen nghe nhạc khi chạy bộ sẽ giúp bạn giảm đi mệt mỏi, căng thẳng và tập luyện hiệu…

2 years ago

Khi nào nên sử dụng tai nghe truyền âm thanh qua xương?

Công nghệ tai nghe truyền âm qua xương ngày càng được phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực…

2 years ago