6 cách cơ bản khắc phục tình trạng điện thoại Android chạy chậm

6 cách cơ bản khắc phục tình trạng điện thoại Android chạy chậm

Không gì khó chịu bằng việc sử dụng điện thoại nhưng lại phải chờ đợi nó hoạt động một cách “rùa bò”, các thao tác chậm, phản hồi kém,… Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng đó. Mời bạn tham khảo những phương pháp cơ bản dưới đây.

1. Xóa ứng dụng không cần thiết

Để quá nhiều ứng dụng trong máy, trong khi một số ứng dụng không còn sử dụng hoặc không có tác dụng gì khiến tình trạng điện thoại luôn ì ạch. Vì thế, bạn hãy kiểm tra lại và loại bỏ các ứng dụng đã bị “bỏ quên” từ lâu.

Bạn vào phần Cài đặt > Ứng dụng > Chọn ứng dụng cần xóa > Gỡ cài đặt.

xóa ứng dụng không cần thiết

Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức sau khi xóa. Bên cạnh đó, với các ứng dụng quá lớn, ngốn nhiều bộ nhớ của máy thì bạn hãy cân nhắc việc sử dụng các ứng dụng rút gọn hoặc thay thế. Ví dụ bạn có thể dùng Google Chrome để đăng nhập Facebook, Youtube, Zing MP3… hoặc bạn sử dụng các phiên bản Lite để tiết kiệm bộ nhớ máy.

thay thế 3 ứng dụng bằng ứng dụng Chrome

2. Tắt các ứng dụng chạy ngầm

Dung lượng RAM trong điện thoại sẽ bị hao hụt để duy trì các ứng dụng ngầm hoạt động. Vì vậy, nếu có quá nhiều ứng dụng chạy ngầm trong máy sẽ gây tốn một lượng lớn RAM, điều này dẫn đến tình trạng máy bị chậm đi. Do đó, bạn nên tắt các ứng dụng này để đảm bảo máy hoạt động ổn định và cũng nhằm bảo toàn dung lượng pin.

Vào Cài đặt Giới thiệu về điện thoại > nhấn khoảng 5 lần vào dòng Số phiên bản cho đến khi hệ thống báo bạn đã là nhà phát triển cho thiết bị.

Tắt các ứng dụng chạy ngầm

Quay lại mục Cài đặt Tùy chọn phát triển Các dịch vụ đang hoạt động.

Bạn chọn vào ứng dụng cần vô hiệu hóa, chọn Dừng/Tắt/Buộc dừng.

Tắt các ứng dụng chạy ngầm

Việc làm đẹp cho điện thoại bằng những hình nền động lung linh, những theme rực rỡ, sinh động hay để các widget luôn cập nhật thông tin thời tiết, giá cả hay tin tức thị trường đều góp phần khiến cho điện thoại bạn bị chậm. Vì thế, nếu smartphone của bạn có cấu hình thấp hãy thay đổi các hình nền động bằng ảnh tĩnh và loại bỏ các widget không cần thiết.

 

>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến điện thoại Android dùng lâu bị chậm

 

3. Giải phóng bộ nhớ qua việc xóa cache

Thông thường, khi chạy chương trình, các app đều phát sinh thêm dữ liệu theo thời gian sử dụng và lâu dần lượng dữ liệu tích lũy càng lớn, nằm ẩn trong các tệp tin tạm thời. Chúng sẽ chiếm dụng một phần không gian của bộ nhớ khiến bộ nhớ quá tải, mất rất nhiều thời gian để chuyển tiếp giữa các ứng dụng. Điều cần làm là giải phóng bộ nhớ và xóa các tệp tin rác, các dữ liệu cache còn lưu trữ trên máy. Đồng thời bạn nên khởi động lại máy theo định kì hàng tuần. Khi khởi động, các thông số về dịch vụ chạy ngầm, cấu hình hoạt động được đưa về thiết lập mặc định và giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Để giải phóng các dữ liệu thừa bạn có thể dùng ứng dụng dọn dẹp hoặc tự tay thực hiện bằng cách vào Cài đặt Ứng dụng Chọn ứng dụng Xóa dữ liệu/ Xóa cache.

xóa dữ liệu cache

4. Kiểm tra thẻ nhớ

Một tác nhân khác có thể không ngờ đến chính là thẻ nhớ. Khi thẻ SD không đủ chỗ trống, dễ gây nên vấn đề điện thoại bị chậm. Bạn có thể xóa bớt một số tệp tin hoặc sử dụng thẻ SD có dung lượng lớn hơn.

thẻ nhớ có thể khiến điện thoại bị chậm

Tốc độ đọc và ghi của một số thẻ SD khá chậm, dễ gây ra vấn đề chậm hoặc treo máy. Kiến nghị bạn nên sử dụng thẻ SD có tốc độ đọc và ghi cao. Ngoài ra, khi thẻ SD và điện thoại không tương thích, dễ gây nên vấn đề điện thoại bị chậm. Bạn nên thay một thẻ SD khác và thử lại.

 5. Cập nhật Android mới nhất

Các bản cập nhật từ nhà sản xuất sẽ sửa lỗi trong điện thoại của bạn, vá các lỗ hổng bảo mật, tối ưu hóa ứng dụng hệ thống,… giúp máy bạn chạy nhanh hơn. Hãy kiểm tra bạn đã cập nhật máy lên phiên bản mới nhất chưa bằng cách vào Cài đặt Thông tin thiết bị Cập nhật phần mềm Tải về bản cập nhật.

cập nhật hệ điều hành mới nhất

Với điện thoại vivo, hệ điều hành Android 9.0 đi kèm với giao diện Funtouch OS 9 sẽ là một giải pháp hợp lí cho thiết bị của bạn. Đồng hành cùng nhau tạo ra khả năng tối ưu hiệu suất, tính ổn định và độ mượt cho hệ thống.

Ngoài ra với giao diện Funtouch OS mới này sẽ tạo ra một giao diện đơn giản, dễ làm quen, dễ sử dụng với thiết kế mới lạ. Giao diện này chính là hãng đã tích hợp thêm 72 tính năng mới và 55 tối ưu hóa, một trong số đó là hỗ trợ tính năng Always-On Display đang rất được ưa chuộng hiện nay.

6. Khôi phục trạng thái ban đầu

Cài đặt gốc là cách hữu hiệu nhất mà bạn có thể nghĩ đến trong tình huống này. Việc khôi phục trạng thái thiết bị ban đầu sẽ đưa máy trở về “nguyên vẹn” như lúc xuất xưởng, có nghĩa là hiệu suất và tốc độ làm việc như máy “zin”, không hề còn tình trạng chậm nữa. Điều lưu ý ở đây là bạn nên sao lưu hoặc sao chép dữ liệu quan trọng qua một nơi khác vì quá trình này có thể sẽ xóa hết tất cả dữ liệu trong máy.

khôi phục cài đặt gốc

Hy vọng những cách trên đây sẽ giúp cho chiếc smartphone của bạn hoạt động mượt mà hơn và khắc phục được tình trạng chạy chậm.

Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết và xử lý khi điện thoại Android bị virus

Share This
COMMENTS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *